• Hữu Ngọc Developer
  • 11 tháng trước

Ở các bài trước chúng ta đã được học ba vòng lặp (vòng lặp for, vòng lặp while và do while), vậy thì hôm nay chúng ta sẽ được biết thêm một vòng lặp mới nữa đó là vòng lặp foreach. Vòng lặp foreach trong php dùng để lặp các phần tử trong mảng, chính vì thế nó được sử dụng rất nhiều khi chúng ta làm dự án với PHP, hầu như ai cũng thích bởi vì sử dụng đơn giản.

1. Cú pháp vòng lặp foreach trong PHP

Cú pháp vòng lặp foreach trong php:

foreach ($array as $key => $value) {
    // Các dòng lệnh
}

Hoặc:

foreach ($array as $value) {
    // Các dòng lệnh
}

Trong đó $array là mảng cần lặp, $key là số chỉ mục (mảng có chỉ mục) hoặc là key (trong mảng kết hợp), $value là giá trị của phần tử ở vị trí $key.

Ví dụ 1:

// Danh sách các năm
$nam = array(
    1990,
    1991,
    1992,
    1993,
    1994,
    1995
);

  
//Dùng foreach xuất ra các năm trong $nam
foreach ($nam as $key => $value) {
    echo $key . ' => ' . $value;
}

Vòng lặp foreach tự động lặp qua các phần tử trong mảng, nó lặp cho khi nào tới phần tử cuối cùng thì thôi. Như ở ví dụ trên thì $nam là mảng ta truyền vào, $key$value là 2 tham số mà ở mỗi vòng lặp nó tự động truyền giá trị vào đó và chúng ta chỉ việc sử dụng. Kết quả xuất ra màn hình là:

0 => 1990
1 => 1991
2 => 1992
3 => 1993
4 => 1994
5 => 1995

Nếu để ý kỹ thì các bạn sẽ thấy trong vòng lặp tôi chỉ truyền $nam vào, còn $key$value không thay đổi, phải chăng nó luôn luôn như vậy? Câu trả lời là không phải, bạn có thể đặt nó là một cái tên bất kì nhé, ví dụ chương trình sau là tương đương:

// Danh sách các năm
$nam = array(
    1990,
    1991,
    1992,
    1993,
    1994,
    1995
);

//Dùng foreach xuất ra các năm trong $nam
foreach ($nam as $chimuc => $giatri) {
    echo $chimuc . ' => ' . $giatri;
}

Với bài toán trên ta có thể dùng cú pháp thứ 2 của vòng lặp foreach trong php để giải nó:

// Danh sách các năm
$nam = array(
    1990,
    1991,
    1992,
    1993,
    1994,
    1995
);

//Dùng foreach xuất ra các năm trong $nam
foreach ($nam as $value) {
    echo $value;
}

Trong ví dụ này ta không lấy được $key mà chỉ lấy được mỗi $value bởi vì ta không truyền biến $key vào. Kết quả xuất ra màn hình là:

1990
1991
1992
1993
1994
1995

Ví dụ 2:

Trong ví dụ này danh sách sinh viên truyền vào là một mảng kết hợp theo quy tắc mssv ⇒ tensv, trong vòng lặp sẽ xuất ra mã số sinh viên và tên sinh viên tương ứng. Với cách giải sau thì chỉ lấy được tên chứ không lấy được mã số sinh viên:

// Danh sách mã số sinh viên và sinh viên tương ứng
$sinhvien = array(
    'SV001' => 'Nguyễn Văn A',
    'SV002' => 'Nguyễn Văn B',
    'SV003' => 'Nguyễn Văn C',
    'SV004' => 'Nguyễn Văn D',
    'SV005' => 'Nguyễn Văn E'
);

// Xuất ra danh sách sinh viên
foreach ($sinhvien as $tensv) {
    echo $tensv . '<br/>';
}

Đấy chính là sự khác biệt giữa hai cách lặp.

Để hiểu rõ hơn về vòng lặp foreach trong PHP thì mời các bạn đọc bài viết bản chất vòng lặp foreach trong php, đây là một bài thảo luận về tốc độ cũng như quy trình hoạt động của vòng lặp foreach.

2. Lời kết

Kết thúc bài này tôi hy vọng các bạn nắm được cách sử dụng vòng lặp foreach trong php để xử lý mảng. Xin lưu ý với các bạn rằng vòng lặp foreach có thể lặp lồng nhau để xử lý mảng nhiều chiều, mình sẽ không cho ví dụ vì bài quá dài đọc dễ nhàm chán và cũng một phần vì trong quá trình học chúng ta sẽ đụng tới vấn đề này nên coi như tôi duyệt nó ở phần sau. Trong bài tới chúng ta học các lệnh break, continiue, go to, die, exit, đó là những lệnh kết thúc vòng lặp hoặc thoát chương trình.

Bài 10: Vòng lặp while và do while trong PHP
Bài 12: Lệnh break, continue, goto, die, exit trong php
Tôi thấy điều này hữu ích:

Mình là Nguyễn Hữu Ngọc. Là một Fullstack Developer.
Blog này là nơi mình chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đạt được trong quá trình làm việc và trải nghiệm. Mong rằng nó sẽ giải đáp phần nào những khúc mắc, trăn trở cho những ai đã và đang theo ngành lập trình.